Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiêm vaccine phòng dịch bạch hầu cho người dân ở vùng sâu huyện Krông Bông.

Tiêm gần 1 triệu liều vaccine phòng bệnh bạch hầu cho người dân Tây Nguyên

Ngày 28-11, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Viên Chinh Chiến cho biết, đơn vị đã cấp gần 1 triệu liều vaccine Td cho ngành y tế năm tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng để tiêm chủng trước cho người dân các vùng lõm hoặc những nơi xuất hiện ổ dịch bạch hầu.

Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk về tận thôn, buôn vùng sâu tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho người dân.

Dịch bạch hầu vẫn diễn biến phức tạp ở Đắk Lắk

Kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu vào đầu tháng 7 đến nay, mặc dù ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh có nhiều nỗ lực khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan ra rộng, nhưng dịch bạch hầu vẫn chưa được ngăn chặn mà tiếp tục diễn biến phức tạp, các trường hợp mắc không không ngừng gia tăng. 

Công an xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột lập biên bản bà Võ Thị Châu H. tiêm vaccince bạch hầu không rõ nguồn gốc và tổ chức tiêm không đúng quy định.

Phạt đối tượng tiêm vaccince bạch hầu không rõ nguồn gốc 30 triệu đồng

Ngày 11-9, lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Võ Thị Châu H, sinh năm 1982, là nữ hộ sinh công tác tại Trung tâm Y tế huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông với số tiền 30 triệu đồng về hai hành vi vi phạm là “Sử dụng vaccince, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật” và “Không thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn theo quy định của pháp luật”.

Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk về tận vùng sâu tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho nhân dân. 

Đắk Lắk nỗ lực ngăn chặn dịch bạch hầu

Những ngày gần đây, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk liên tiếp ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Đa số các trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc vùng lõm tiêm chủng vắc-xin và đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân bạch hầu liên tục gia tăng khiến người dân trên địa bàn hết sức lo lắng, đòi hỏi ngành y tế Đắk Lắk phải nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Ngành y tế Đắk Lắk tăng cường kiểm soát người dân ra vào khu vực đang có dịch bạch hầu.

Dịch bạch hầu ở Đắk Lắk vẫn chưa được kiểm soát

Kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên dương tính với vi khuẩn bạch hầu vào ngày 7-7 đến nay, ngành Y tế  tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp các địa phương trong tỉnh và các đơn vị thuộc Bộ Y tế triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh bạch hầu, nhưng đến nay bệnh bạch hầu vẫn chưa được ngăn chặn mà còn diễn biến phức tạp, số ca bệnh không ngừng tăng lên.

Cán bộ y tế khám sàng lọc cho người dân xã Hải Yang, huyện Ðăk Ðoa, Gia Lai.

Các tỉnh Tây Nguyên triển khai các biện pháp kiểm soát bệnh bạch hầu

Tính từ ca bệnh được phát hiện lần đầu tại Ðắk Nông, đến nay tại các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 94 ca mắc bệnh bạch hầu. Cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, các tỉnh Tây Nguyên đang huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch với quyết tâm không để bệnh lây lan trên diện rộng…

Thành lập bốn tổ công tác hỗ trợ điều trị bệnh bạch hầu

Ngày 10- 7, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập bốn tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Bốn tổ công tác gồm chuyên gia của các bệnh viện: Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Đa khoa T.Ư Huế, Bệnh nhiệt đới T.Ư, Chợ Rẫy. Mỗi tổ công tác sẽ phụ trách hỗ trợ kỹ thuật điều trị tại một tỉnh.

Ðoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch bạch hầu tại xã Quang Hòa, huyện Ðắk Glong, tỉnh Ðắk Nông.

Khẩn trương xử lý triệt để các ổ dịch bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên

Tại bốn tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm Ðắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Ðắk Lắk đã ghi nhận 63 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, tăng gấp ba lần cùng kỳ năm 2019. Ðiều đó đòi hỏi ngành y tế và chính quyền các địa phương khẩn trương triển khai biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để bệnh lây lan trong cộng đồng.