Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Quochoi.vn

Đợt họp trực tuyến đầu tiên của Quốc hội kết thúc thành công

NDĐT- Kết thúc phiên làm việc chiều 28-5, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Đợt 1 của Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành họp toàn thể bằng hình thức trực tuyến nhưng vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai của Kỳ họp Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật.

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khoá XIV

Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán 8,5%

NDĐT- Theo các số liệu được báo cáo, thu ngân sách nhà nước đã vượt dự toán 8,5%, nhiều khoản thu đạt hoặc vượt dự toán thể hiện những diễn biến khả quan của tình hình kinh tế, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc tổ chức triển khai các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Quốc hội ngày 28-5. Ảnh: Quochoi.vn

Thu hút đầu tư phải bảo đảm chống thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước

NDĐT- Thảo luận trực tuyến về dự án Luật đầu tư theo đối tác công tư (PPP), đa số đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, còn một số nội dung nhận được sự tranh luận sôi nổi, thẳng thắn của các đại biểu, như: về vai trò kiểm toán dự án PPP, về việc có nên quy định hợp đồng xây dựng chuyển giao BT là một hình thức PPP như trong dự án Luật.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến

Làm rõ kinh phí dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

NDĐT- Nhận thấy tổng nguồn vốn đề xuất cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thấp hơn nhiều so với khái toán ban đầu, chỉ còn hơn 41%, Hội đồng Dân tộc đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét kỹ tổng mức vốn cho Chương trình, làm rõ tính khả thi với nguồn lực bố trí như dự kiến.

Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) trao đổi nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

Bảo vệ trẻ em khỏi nạn xâm hại trên môi trường mạng

NDĐT- Nhận định trẻ em rất thông minh, yêu thích công nghệ và thích khám phá những điều mới mẻ từ công nghệ song lại quá non nớt trước thủ đoạn của những kẻ xấu trên mạng nên thậm chí ngồi ở trong nhà với cha mẹ và người thân thì trẻ vẫn có nguy cơ bị xâm hại, rất nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề cần bảo vệ các em khỏi vấn nạn này.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em sáng 27-5

Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em

NDĐT- Ngày 27-5, tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khoá XIV, các đại biểu Quốc hội dành cả ngày để nghe Báo cáo giám sát và thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về nội dung này. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 26-5. Ảnh: Quochoi.vn

Tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quốc hội

NDĐT- Ngày 26-5, thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, tất cả các ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội đều thống nhất với quy định tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách lên ít nhất 40% tổng số đại biểu Quốc hội, nhằm tăng tính chuyên nghiệp, góp phần tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

NDĐT- Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có một số cải cách mạnh mẽ, như: Cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính; Thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; Tạo môi trường pháp lý góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc các dự án có công nghệ lạc hậu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…

Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh (Nghệ An) tham gia góp ý kiến đối với dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn

Tạo thuận lợi cho thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình

NDĐT- Chiều 25-5, thực hiện chương trình kỳ họp, Quốc hội (QH) nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh niên (sửa đổi); tiến hành thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Ảnh: Quochoi.vn

Đề nghị làm rõ hơn về chi phí hòa giải, mở rộng đối tượng hòa giải viên

NDĐT- Thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần làm rõ hơn về chi phí hòa giải và mở rộng đối tượng được bổ nhiệm Hòa giải viên nhằm thu hút đông đảo lực lượng hòa giải viên, tổng hợp chất xám, kinh nghiệm năng lực, sở trường của các nhóm đối tượng này góp phần giảm tải áp lực cho ngành tòa án.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Luật Cư trú (sửa đổi). Ảnh: QUANG HOÀNG.

Dự thảo Luật cư trú: Bỏ phương thức quản lý bằng sổ hộ khẩu

NDĐT - Dự án Luật Cư trú (sửa đổi) được trình Quốc hội xin ý kiến tại kỳ họp lần này nhằm tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân; đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Xem xét thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng

Xem xét thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng

NDĐT- Sáng 23-5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng và nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính chiều 22-5. (Ảnh: QUANG HOÀNG)

Hai vấn đề còn nhiều ý kiến tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính

NDĐT - Một trong hai vấn đề hiện còn nhiều ý kiến khác nhau và cần cân nhắc thận trọng khi xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính là “Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy”.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế. Ảnh: Quochoi.vn

Ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh hội nhập và hợp tác

NDĐT- Việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế, nhất là sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế (TTQT), thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Không bố trí giám sát chuyên đề trong Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội

NDĐT- Sáng 22-5, thực hiện chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề vào Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân điện tử.

Lùi thời hạn tăng lương cơ sở để giảm áp lực lên ngân sách nhà nước

NDĐT- Liên quan tới đề xuất lùi thời hạn tăng lương cơ sở năm 2020 của Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc giãn thời hạn tăng lương là hợp lý, nhằm giảm áp lực lên ngân sách nhà nước trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Ảnh: Quochoi.vn

Bảo vệ an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới

NDĐT - Dự án Luật Biên phòng Việt Nam được xây dựng nhằm luật hóa việc tổ chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia với Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách; đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới.

Đề nghị Quốc hội cân nhắc chưa tăng mức lương cơ sở năm 2020

Đề nghị Quốc hội cân nhắc chưa tăng mức lương cơ sở năm 2020

NDĐT - Nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và để có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7-2020.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV.

3.385 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới kỳ họp thứ chín

NDĐT- Sáng 20-5, thực hiện chương trình kỳ họp, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa XIV.