CAM GO CUỘC CHIẾN

CHỐNG HÀNG GIẢ

Mùa dịch bệnh, lập tức xuất hiện khẩu trang giả, thuốc giả… Vào năm học mới, gặp ngay nỗi lo mua phải sách giáo khoa giả… Hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi vào mọi ngõ ngách của thị trường, không chỉ xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng mà còn khiến cho sản xuất trong nước vốn đang “đóng băng” càng trở nên điêu đứng. Muốn nâng cao năng lực chống hàng giả, bên cạnh việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, tăng chế tài xử phạt còn phải tính đến vấn đề đạo đức công vụ và tính hợp lý của mô hình quản lý chuyên trách.

Trách nhiệm không của riêng ai

Thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp mạnh, nhưng các vụ buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra khá phổ biến và ngày càng có xu hướng phức tạp hơn. Để hóa giải tình trạng trên, cần có những công cụ, giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm sớm ngăn chặn và đẩy lùi hàng giả, hàng kém chất lượng.

Muôn kiểu lách luật, thủ đoạn tinh vi

Liên tiếp trong những ngày tháng 9, Công an TP Hà Nội và các cơ quan chức năng đã phối hợp bắt, thu giữ hàng chục nghìn hộp thuốc điều trị Covid-19 không có hóa đơn, chứng từ, trên bao bì các sản phẩm đều in chữ do nước ngoài sản xuất, không có tem nhãn phụ tiếng Việt...

Theo Trung tá Ngô Anh Thuấn, Phó Đội trưởng đội 5, (Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường), qua đấu tranh, đối tượng khai nhận không biết gì về y dược, chủ yếu thu mua thuốc trôi nổi, sau đó đưa lên mạng rao bán lại kiếm lời. “Hiện các mặt hàng vật tư y tế bắt giữ không bảo đảm các yêu cầu cấp phép của Bộ Y tế, nếu trót lọt ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó người dân cần cảnh giác và tránh mua thuốc không có nguồn gốc”, Trung tá Thuấn cảnh báo.

Cũng liên quan đường dây sản xuất, buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả, Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đức Thuận, Dương Quốc Chính và Nguyễn Thị Kim Tuyến để điều tra về hành vi "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh". Khi bị bắt quả tang, đối tượng Thuận chở hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid-19 có dấu hiệu giả mạo. Khám xét khẩn cấp tại ba địa điểm khác, công an tạm giữ số lượng lớn nguyên liệu, trong đó có hơn 3.000 hộp thuốc phòng, chữa trị Covid-19 giả của nhiều nhãn hiệu dược có tiếng trên thế giới… Thủ đoạn của Thuận và đồng bọn là mua nguyên liệu, đem về sản xuất ra các loại thuốc giả mạo rồi đưa lên mạng xã hội bán, và hàng hóa đều được giao qua grab, xe ôm… để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Một vụ việc hàng giả mạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam cũng mới được phát hiện hồi tháng 8 vừa qua. Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất kho hàng có địa chỉ tại khu An Giải, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây đã tạm giữ hơn bốn triệu sản phẩm hàng hóa có nhãn hiệu Gillette, Croma, Bic, Thiên Long, Plog..., trị giá ước tính gần 10 tỷ đồng. Qua kiểm tra, phát hiện chủ kho hàng là ông Chen JinMing, quốc tịch Trung Quốc. Theo kết quả điều tra, ngày 19/8/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Chen JinMing về hành vi buôn bán hàng giả.

Đáng chú ý, mạng xã hội đang được các đối tượng khai thác triệt để cho việc tiêu thụ hàng giả. Tại Nam Định, sau gần sáu tháng trinh sát, theo dõi, ngày 17/3/2021, Tổ công tác 368 phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh đã thu giữ hơn 30 nghìn sản phẩm hàng hóa giả nhãn hiệu Hermès, LV, Chanel… tại thôn Đại Lại (xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản). Theo đại diện Tổ công tác 368 tỉnh, đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội với hàng chục tài khoản có tên gọi khác nhau để chào bán, dùng dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng hóa nhằm né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng và đơn vị vận chuyển khi bị tố cáo, chặn tài khoản vì vi phạm... “Tinh vi hơn nữa, đối tượng sử dụng một cửa hàng trung gian tại Hà Nội để làm địa chỉ giới thiệu sản phẩm, nhưng thực chất, cửa hàng này không có bất cứ sản phẩm nào, toàn bộ hàng hóa được cất giấu tại kho hàng ở thôn Đại Lại...”, đại diện Tổ 368 tỉnh Nam Định cho biết thêm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những vụ buôn bán hàng giả có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị truy tố, còn dưới mức này, xử lý hành chính. Đây chính là kẽ hở để các đối tượng vi phạm lợi dụng chia nhỏ hàng hóa vi phạm nhằm trốn tránh xử lý hình sự. Thậm chí, các đối tượng chấp nhận bị xử lý hành chính và vẫn tái phạm. “Nhiều đối tượng kinh doanh hàng giả, buôn lậu rất manh động và sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng…, do đó việc đấu tranh ngăn chặn cũng như phòng, chống sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế”, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường phân tích.

Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình phát hiện kho hàng hóa lớn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình phát hiện kho hàng hóa lớn không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Kho hàng chủ yếu là hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu với diện tích khoảng 1.000m2 đóng tại thôn Điềm Khê, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình vừa bị lực lưc chức năng thu giữ.

Kho hàng chủ yếu là hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu với diện tích khoảng 1.000m2 đóng tại thôn Điềm Khê, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình vừa bị lực lưc chức năng thu giữ.

Lực lượng chức năng phát hiện gần sáu tấn ống thép giả, nhái nhãn hiệu Hòa Phát các loại. Ảnh: Thu Phương

Lực lượng chức năng phát hiện gần sáu tấn ống thép giả, nhái nhãn hiệu Hòa Phát các loại. Ảnh: Thu Phương

A show poster for Kellar
A show poster for Kellar

Sáu nhiệm vụ trọng tâm
Nạn hàng giả đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất và nền kinh tế. Đơn cử hồi đầu tháng 6 mới đây, Tập đoàn Hòa Phát cho biết, các cơ quan chức năng tại Bình Dương đã kiểm tra và phát hiện gần sáu tấn thép xây dựng nghi vấn giả mạo nhãn hiệu của tập đoàn. Số hàng trên tại kho hàng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tương Lai Việt, địa chỉ số 48, quốc lộ 1K, khu phố Đông A, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An (Bình Dương).

Thép là một trong những ngành hàng thường xuyên bị làm giả, làm nhái thương hiệu được đặt sản xuất ở những cơ sở kém chất lượng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng và giá thấp hơn, sau đó được in nhãn mác thương hiệu các đơn vị lớn như Hòa Phát, thép Miền Nam, tôn Hoa Sen… bán trà trộn ra thị trường với giá thấp.
Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)

Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, giảm sản lượng tiêu thụ, giảm thị phần, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, gây nghi ngờ cho người tiêu dùng, thiệt hại về kinh tế, thương hiệu.

Để ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt nạn hàng giả, cơ quan quản lý cần có các cơ chế xử phạt đủ mạnh để có tính răn đe, ngăn chặn các hành vi làm hàng giả, hàng kém chất lượng...
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

Để hóa giải những bất cập trên, Bộ Công thương đang trình Chính phủ xem xét thông qua dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường…

Điểm nổi bật, dự thảo bổ sung thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại... nhằm gia tăng thẩm quyền và tính chủ động của lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm hành chính ngày càng tinh vi hiện nay.

Cùng với việc từng bước hoàn thiện khung khổ pháp luật, lực lượng quản lý thị trường cũng chú trọng công tác tuyên truyền. Theo đó, triển khai kế hoạch 888 rộng khắp trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, với những mục tiêu rất cụ thể, thí dụ như tuyên truyền, ký cam kết đối với tất cả các cơ sở kinh doanh không sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng lậu… Đồng thời, tăng cường theo dõi, rà soát, phân loại các đối tượng để có những giải pháp tuyên truyền, giám sát, quản lý nhằm ngăn chặn cũng như phát hiện kịp thời gian lận thương mại, hàng giả xuất hiện trên thị trường.

Gần đây, tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục Quản lý thị trường và 63 Cục Quản lý thị trường địa phương, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường cần phải chấn chỉnh lại toàn bộ lực lượng thực thi công vụ và đưa ra sáu nhiệm vụ trọng tâm mà lực lượng quản lý thị trường phải thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt kỹ các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn ngành với việc thực hiện thật tốt các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, cần phát huy các kết quả đã đạt được cũng như khắc phục những tồn tại hạn chế để làm tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.

Thứ ba, giao lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, đề xuất việc ban hành các quy chế, quy định, quy trình mới về công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật cán bộ thật nghiêm túc, nhằm siết lại kỷ luật, kỷ cương, nguyên tắc làm việc của toàn ngành.

Thứ tư, các vụ, cục nghiệp vụ của Tổng cục, nhất là cục Quản lý thị trường ở các tỉnh, thành phố khẩn tương rà soát, chấn chỉnh lại công tác tổ chức thực thi nhiệm vụ của đơn vị.

Thứ năm, toàn ngành chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục...

Thứ sáu, thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, của ngành. Mặt khác phải chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức...

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường ngày 19/8/2021

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường ngày 19/8/2021

A photo of Kellar

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên

A poster illustrating Kellar's "self-decapitation" illusion

Lực lượng QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 20 nghìn khẩu trang y tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M. Ảnh: TTXVN

Lực lượng QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 20 nghìn khẩu trang y tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M. Ảnh: TTXVN

A show poster of Kellar and 3 red devils

Hàng hiệu, hàng giả bị lực lượng chức năng thu giữ.

Hàng hiệu, hàng giả bị lực lượng chức năng thu giữ.

A poster of Kellar levitating a woman in a red dress
A show poster for Thurston the Great Magician
A show poster for Thurston the Great Magician
Lũy kế từ ngày 1/1 đến 30/8/2021, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện xử lý 35.696 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 222 tỷ đồng. Riêng tháng 8, theo báo cáo nhanh, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý hơn 3.720 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách hơn 11 tỷ đồng...
Tổng cục Quản lý thị trường
Những vụ việc vi phạm của cán bộ xảy ra gần đây cần được coi là bài học kinh nghiệm, thậm chí là bài học đau đớn để xây dựng lại lực lượng ngày một chính quy, tinh nhuệ, có đạo đức chuyên môn và là đơn vị tham mưu cho bộ đưa ra những quyết sách, quy định đúng trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên
Qua các vụ việc vừa qua, lãnh đạo Tổng cục đã thẳng thắn nhìn nhận, chất lượng đội ngũ công chức quản lý thị trường, kể cả đội ngũ lãnh đạo, quản lý ở một số đơn vị còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chưa thống nhất trong nhận thức và hành động của công chức quản lý thị trường về sứ mệnh, vị trí, vai trò của lực lượng và việc gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội với yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ. Thêm nữa, nhận thức, tư duy của công chức ở một số cơ quan, đơn vị quản lý thị trường chưa có sự đổi mới, sức ì còn lớn, một số cán bộ chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của lực lượng quản lý thị trường trong việc đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại, cũng chưa thật sự bảo đảm chất lượng, năng lực so với yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác công tác triển khai và phối hợp với các ngành, các đơn vị trong nhiều trường hợp còn thiếu quyết liệt, thiếu đồng bộ, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh...
Tổng Cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công thương) Trần Hữu Linh

Cùng với sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của bộ chủ quản và sự chung tay của các lực lượng chức năng, hy vọng công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả với những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ như hoàn thiện hệ thống pháp luật, bổ sung trang thiết bị chuyên ngành hiện đại, đầy đủ và xây dựng lực lượng chống hàng giả chính quy, tinh nhuệ, có đạo đức công vụ… sẽ được triển khai thực hiện thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương; ứng phó kịp thời đối với các diễn biến bất thường, có tác động tiêu cực trên thị trường cả nước... Từ đó tạo động lực cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, đóng góp tốt hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.


Tổ chức sản xuất: VŨ MAI HOÀNG, NGỌC THANH
Thực hiện: LƯU HƯƠNG GIANG, LÊ ĐỨC NGHĨA, BẢO LÂM, THANH HIỀN, QUỐC HỒNG, LAM THANH, BÁO LÀO CAI, ĐẠT LÊ, TTXVN
Trình bày: PHAN ANH, DUY LONG