Cà phê Arabica Mường Ảng
trên hành trình bay cao, vươn xa

Nằm dưới chân đèo Tằng Quái, từ lâu thung lũng Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã nổi tiếng là “vựa” cà phê lớn nhất vùng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, cà phê Arabica Mường Ảng thơm ngon, có hương vị đặc trưng riêng và đang dần khẳng định chỗ đứng của mình trên bản đồ cà phê Việt.

Cây "xóa nghèo"

ở thung lũng Mường Ảng

shallow focus photography of coffee beans in sack

Cây cà phê có mặt trên đất Mường Ảng từ những năm 1970, nhưng phải đến năm 1995-1996, loại cây công nghiệp lâu năm này mới chính thức được đầu tư canh tác theo mô hình mới hiệu quả hơn, giống cây tốt hơn và giao đất, hỗ trợ cây giống cho các hộ gia đình.

Nhờ giá trị kinh tế cao và hương vị đặc biệt, cà phê Arabica được cấp ủy, chính quyền huyện Mường Ảng xác định là cây trồng chủ lực không chỉ giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo mà còn góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Được hướng dẫn kĩ thuật cưa đốn và ghép cải tạo giống cà phê lai, người dân bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng chủ động thực hiện trên diện tích cà phê của gia đình.

Được hướng dẫn kĩ thuật cưa đốn và ghép cải tạo giống cà phê lai, người dân bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng chủ động thực hiện trên diện tích cà phê của gia đình.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mường Ảng Nguyễn Tiến Đạt cho biết, cà phê Arabica Mường Ảng được trồng ở độ cao từ 700 - 1.700m so với mực nước biển, có hương vị thơm đậm đà của núi rừng Tây Bắc, có độ chua và hàm lượng cafein hoàn hảo; 100% là cà phê nguyên chất không pha trộn, không phẩm màu, không chất bảo quản, không phụ gia, không hương liệu hóa chất.

Cà phê quả tươi được thu hái 100% chín cây. Sản lượng năm 2023 đạt hơn 40 nghìn tấn quả tươi, tổng doanh thu ước tính trên 500 tỷ đồng. Mùa thu hoạch tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động với thu nhập từ 7,5 triệu đồng đến 9 triệu đồng/người/tháng. Từ đó, cà phê Arabica Mường Ảng được gọi là cây “xóa đói, giảm nghèo” cho người dân nông thôn miền núi.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mường Ảng. (Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường)

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mường Ảng. (Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường)

Đến nay, diện tích canh tác cà phê tại Mường Ảng đạt khoảng 3.000ha, tập trung chủ yếu tại thị trấn Mường Ảng và 3 xã: Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Ẳng Tở thuộc thung lũng huyện Mường Ảng, sản lượng trung bình quả tươi đạt 15 tấn/ha. Với mỗi ha cà phê, mỗi năm tạo công ăn việc làm rất lớn cho nhân dân trong và ngoài huyện, với mức thu nhập trung bình 40-60 triệu đồng từ công hái quả, bón phân, tỉa cảnh tạo tán…

Anh Nguyễn Ngọc Tứ, người trồng cà phê ở xã Ẳng Cang cho biết, từ 2ha đất nương chuyển đổi sang trồng cà phê ban đầu, sau nhiều năm thuê, mua đất nương của người dân để mở rộng thêm diện tích, đến nay gia đình anh đã có trên 20ha cây cà phê cho thu hoạch, thu nhập năm 2021 lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nhấn mạnh việc tạo công ăn việc làm và sinh kế cho bà con nông dân là cái gốc của vấn đề, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mường Ảng Nguyễn Tiến Đạt khẳng định luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân phát triển cây cà phê, trong đó chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ giống cho các hộ trồng cà phê.

Huyện Mường Ảng đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng trên nương sang trồng cà phê. Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn cho người trồng, chăm sóc, thu hái cà phê.

Item 1 of 3

Bà con nông dân huyện Mường Ảng thu hoạch cà phê (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Bà con nông dân huyện Mường Ảng thu hoạch cà phê (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Bà con nông dân huyện Mường Ảng thu hoạch cà phê. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Bà con nông dân huyện Mường Ảng thu hoạch cà phê. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Người dân Mường Ảng vui mừng bên nương cà phê của mình. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Người dân Mường Ảng vui mừng bên nương cà phê của mình. (Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển)

Bên cạnh tập trung sản xuất, huyện Mường Ảng cũng chú trọng công tác mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu hạt cà phê, tăng giá trị và thương hiệu cho cà phê Mường Ảng, mặt khác yêu cầu các doanh nghiệp phải cam kết thu mua cà phê tươi với giá thấp nhất 10.000đ/kg trong 3 năm liền cho người dân.

Đến nay, toàn huyện đã thu hút được 5 doanh nghiệp đầu tư nhà máy, dây chuyền chế biến cà phê tại địa bàn; trong đó Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Việt Bắc đầu tư nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu tại xã Ẳng Tở. Trong suốt 3 năm qua, giá cà phê tươi tại huyện Mường Ảng được đơn vị này thu mua bình quân từ 12 - 15 nghìn đồng/kg quả tươi.

Nỗ lực tìm đầu ra ổn định

cho cà phê Arabica Mường Ảng

coffee bean lot

Mặc dù cà phê đã trở thành cây chủ lực góp phần thay đổi diện mạo của huyện Mường Ảng, giúp bà con nơi đây xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên việc tạo dựng thương hiệu, tiến tới tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm này đang là một bài toán khó đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt trước những tiềm ẩn rủi ro về giá cả, thị trường như hiện nay.

Với quyết tâm đưa thương hiệu cà phê Arabica Mường Ảng có chỗ đứng trên bản đồ cà phê trong nước và quốc tế, lãnh đạo huyện Mường Ảng thời gian qua luôn tìm kiếm, tranh thủ cơ hội để xúc tiến, quảng bá sản phẩm.

Item 1 of 2

Đoàn công tác huyện Mường Ảng trao đổi với các đại biểu bên lề Hội thảo Phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao, diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: baodienbienphu.com)

Đoàn công tác huyện Mường Ảng trao đổi với các đại biểu bên lề Hội thảo Phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao, diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: baodienbienphu.com)

Du khách nước ngoài tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP từ chế biến cà phê của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. (Ảnh: baodienbienphu.com)

Du khách nước ngoài tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP từ chế biến cà phê của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. (Ảnh: baodienbienphu.com)

Năm 2023, huyện Mường Ảng đã cử đoàn công tác đưa sản phẩm cà phê tham gia hội chợ và hội thảo phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Tại đây cà phê Arabica Mường Ảng được đánh giá cao về chất lượng, với bình quân khoảng 600 lượt người/ngày đến tham quan và thưởng thức cà phê.

Đặc biệt hơn, cà phê Arabica Mường Ảng vinh dự là một trong những đơn vị được tham gia trưng bày, giới thiệu, phục vụ cà phê tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV (từ ngày 22/5/2023 đến ngày 23/6/2023).

Ngay trong lần đầu có mặt bên hành lang Quốc hội, hương vị cà phê đặc sản của vùng đất Mường Ảng đã thu hút rất đông các đại biểu Quốc hội đến tham quan, thưởng thức. Hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao chất lượng, hương vị thơm ngon của cà phê Mường Ảng, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ và cho biết sẽ hỗ trợ địa phương tìm kiếm và mở rộng đầu ra cho sản phẩm này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu Quốc hội thưởng thức cà phê Arabica Mường Ảng và tham quan góc trưng bày sản phẩm bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu Quốc hội thưởng thức cà phê Arabica Mường Ảng và tham quan góc trưng bày sản phẩm bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh việc quảng bá, giới thiệu cà phê Mường Ảng tới các đại biểu Quốc hội, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Mường Ảng Nguyễn Tiến Đạt mong muốn Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương tiếp tục quan tâm tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, đặc biệt có chính sách hỗ trợ tái canh cây cà phê và mở rộng diện tích cây trồng cà phê cho người nông dân huyện Mường Ảng. Đồng thời, sớm hoàn thành xây dựng chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng cho sản vật cà phê nơi đây.

Gần đây nhất, vào tháng 10/2023, cà phê Arabica Mường Ảng đã góp mặt tại Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất với chủ đề: “Arabica Sơn La - Hương vị của núi rừng Tây Bắc”.

Tham gia các các lễ hội, hội chợ triển lãm chuyên ngành về cà phê và hội thảo phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao… là một trong những bước đi thiết thực, hiệu quả của huyện Mường Ảng nhằm đưa sản phẩm cà phê Arabica Mường Ảng đến gần hơn với đông đảo nhân dân, du khách, các nhà sản xuất, chế biến cà phê trong nước và quốc tế. Đây cũng là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối thị trường tiêu thụ, đối tác, khách hàng tiềm năng để hợp tác và phát triển sản xuất kinh doanh.

Item 1 of 3

Các đại biểu Quốc hội tham quan gian trưng bày và thưởng thức cà phê Arabica Mường Ảng bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Đại biểu nhân dân)

Các đại biểu Quốc hội tham quan gian trưng bày và thưởng thức cà phê Arabica Mường Ảng bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Đại biểu nhân dân)

Các đại biểu Quốc hội tham quan gian trưng bày và thưởng thức cà phê Arabica Mường Ảng bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Đại biểu nhân dân)

Các đại biểu Quốc hội tham quan gian trưng bày và thưởng thức cà phê Arabica Mường Ảng bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Đại biểu nhân dân)

Các đại biểu Quốc hội trò chuyện với Bí thư Huyện ủy Mường Ảng Nguyễn Tiến Đạt và đại diện các nhà cung cấp, giới thiệu sản phẩm cà phê Arabica Mường Ảng, bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Các đại biểu Quốc hội trò chuyện với Bí thư Huyện ủy Mường Ảng Nguyễn Tiến Đạt và đại diện các nhà cung cấp, giới thiệu sản phẩm cà phê Arabica Mường Ảng, bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững

Điện Biên triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với mục tiêu đưa sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trở nên hiện đại, phát triển theo hướng hàng hóa tập trung, tạo vùng nguyên liệu bền vững.

Cà phê Arabica, cùng với mắc-ca, ngô, chè… được tỉnh xác định chú trọng đầu tư phát triển nhằm hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Tỉnh tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp với hơn 10 nhóm sản phẩm thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; trong đó, lĩnh vực trồng trọt có kết quả rõ nét hơn cả. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi gần 3.000ha đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, như cây ăn quả, cây dược liệu, cà phê, mắc-ca…

Diện tích trồng cây mắc-ca tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: TTXVN)

Diện tích trồng cây mắc-ca tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: TTXVN)

Đến nay, cơ cấu ngành nông nghiệp của Điện Biên từng bước chuyển dịch theo đúng hướng, giá trị các sản phẩm chủ lực tăng lên, góp phần vào thành tựu kinh tế-xã hội chung của tỉnh trong thời gian qua. Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đang ngày càng khẳng định được chất lượng, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Chia sẻ về hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Điện Biên trong những năm qua, ông Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thông tin, việc khai thác các tiềm năng lợi thế về đất đai gắn với phát triển sản xuất xuất bền vững cho người dân thông quá các mô hình liên kết sản xuất, nhất là các mô hình trồng cây mắc-ca, bước đầu đã có kết quả tích cực, nông nghiệp, nông thôn phát triển khởi sắc.

Ông Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Thanh Bình)

Ông Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Thanh Bình)

Theo đó, tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2023 đạt 285,52 nghìn tấn; hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như: lúa, gạo, chè, cà phê, mắc-ca..., với trên 10.000ha và 23 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.

Tỉnh đã triển khai 13 dự án trồng cây mắc ca với quy mô 89.310ha, tổng diện tích mắc-ca đã trồng trên địa bàn tỉnh đạt trên 7.200 ha; duy trì khai thác diện tích cây cao su hiện có 5.016ha, sản lượng 5.144 tấn; diện tích cây cà phê 2.759ha, sản lượng 4.393 tấn; diện tích cây chè 613ha, sản lượng 164 tấn. Đồng thời, hình thành 56 sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, mẫu mã, bao bì đẹp, bảo đảm quy trình sản xuất, chế biến và có truy xuất nguồn gốc.

Sản phẩm OCOP 4 sao chế biến từ cà phê Arabica Mường Ảng.

Sản phẩm OCOP 4 sao chế biến từ cà phê Arabica Mường Ảng.

Ông Lê Thành Đô cho biết trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung nâng cao chất lượng nông lâm sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.

Cùng với đó, tăng cường mời gọi, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh theo chuỗi khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ, đặc biệt là phát triển cây mắc ca, gạo, dược liệu, cây ăn quả trên địa bàn.

Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Điện Biên đạt 5,3%. Tăng trưởng GRDP bình quân đạt trên 9,33%, cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2023 chiếm 15,6% GRDP toàn tỉnh.

Ngày xuất bản: 23/4/2024
Tổ chức thực hiện: VIỆT ANH
Nội dung: VĂN TOẢN - LÊ LAN
Trình bày: SƠN BÁCH
Ảnh: THÀNH ĐẠT, TTXVN, BÁO TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, BÁO CÔNG THƯƠNG, DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN