Sau 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn ở Bến Tre; thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. 

Đến nay, toàn tỉnh có 131 sản phẩm đạt OCOP từ 3 đến 4 sao, trong đó có 16 sản phẩm đạt tiềm năng 5 được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận và trình Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. 

Sản phẩm từ dừa đã trở thành nét đẹp trong đời sống sản xuất và văn hóa của người dân nơi đây. Cụ thể, tại Công ty TNHH Sản xuất, kinh doanh tổng hợp Đông Á, sản phẩm từ dừa rất đa dạng như: Kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa nguyên chất, kẹo dừa ca cao, kẹo dừa sầu riêng lá dứa, kẹo dừa gừng…

Công ty TNHH Vĩnh Tiến có kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng, kẹo dừa vị lá dứa Yến Hoàng, kẹo dừa vị sầu riêng Yến Hoàng, bánh hoa dừa Tiến Đạt…

Công ty Cổ phần đầu tư Dừa Bến Tre có nước cốt dừa-delta Coco (coconut milk-delta coco), nước cốt dừa đậm đặc-delta coco (coconut cream-delta coco), creamer dừa béo đặc-delta coco (sweetened sondensed coconut milk)…

Hay các sản phẩm từ thạch dừa của Hộ kinh doanh Trần Minh Tâm, Công ty TNHH chế biến sản phẩm dừa Cửu Long… đã tạo dựng thương hiệu và khẳng định được giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giời.

Đại biểu tham dự tọa đàm tìm hiểu sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre.

Đại biểu tham dự tọa đàm tìm hiểu sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre.

Sản phẩm trái sầu riêng đạt OCOP 4 sao của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre).

Sản phẩm trái sầu riêng đạt OCOP 4 sao của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre).

Nhãn hiệu sầu riêng cô Trinh thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Nhãn hiệu sầu riêng cô Trinh thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khách mua hàng tại Hội chợ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Bến Tre tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12/2019, (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khách mua hàng tại Hội chợ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Bến Tre tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12/2019, (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Item 1 of 4

Đại biểu tham dự tọa đàm tìm hiểu sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre.

Đại biểu tham dự tọa đàm tìm hiểu sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre.

Sản phẩm trái sầu riêng đạt OCOP 4 sao của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre).

Sản phẩm trái sầu riêng đạt OCOP 4 sao của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre).

Nhãn hiệu sầu riêng cô Trinh thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Nhãn hiệu sầu riêng cô Trinh thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khách mua hàng tại Hội chợ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Bến Tre tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12/2019, (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khách mua hàng tại Hội chợ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Bến Tre tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12/2019, (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Đây được xem là tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của Bến Tre để phát triển và thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP…

Bên cạnh đó, Bến Tre còn là vùng đất cây lành trái ngọt đã và đang được các địa phương khai thác hiệu quả trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm như: sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh, dừa xiêm xanh…

Bến Tre xác định sản phẩm chủ lực của tỉnh, gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và chuỗi giá trị, hay các sản phẩm du lịch đặc thù từ cây giống, hoa kiểng và du lịch sông nước cũng được xem là những sản phẩm đầy tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP, trong đó, có nhiều sản phẩm tiềm năng OCOP cấp quốc gia 5 sao.

Sản xuất mặt nạ dừa đạt OCOP 4 sao của Công ty TNHH chế biến dừa Cửu Long (Bến Tre).

Sản xuất mặt nạ dừa đạt OCOP 4 sao của Công ty TNHH chế biến dừa Cửu Long (Bến Tre).

Xác định các sản phẩm OCOP có vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, tỉnh đã tạo điều kiện cho các chủ thể ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng; hoàn thiện mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, ưu tiên nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các dự án phát triển theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, qua đó, từng bước khẳng định thương hiệu.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá thương mại sản phẩm OCOP cũng được các ngành, địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, để có 176 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao và 25 sản phẩm đạt 5 sao đến cuối năm 2022 theo kế hoạch, tỉnh đã và đang tập trung đồng bộ nhiều giải pháp nâng hạng sản phẩm OCOP, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo đảm các điều kiện xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định.

Theo ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre, tỉnh sẽ tập trung cao, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên cộng đồng, nhân dân và các chủ thể sản xuất về ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình OCOP. Hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản xuất xây dựng, triển khai phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh; các quy định trong sản xuất; xây dựng thương hiệu; Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm.

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản phẩm về nhu cầu, thị hiếu của thị trường đối với sản phẩm; vùng nguyên liệu; lực lượng lao động; khả năng đầu tư phát triển sản phẩm OCOP. Tư vấn xây dựng, xét chọn ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia. Tư vấn hướng dẫn, xét chọn, triển khai phương án sản xuất kinh doanh; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh bảo đảm đúng quy định tại các Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019, Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Đoàn Văn Đảnh cho biết thêm: “Bến Tre sẽ tập trung phát triển các mô hình kinh tế tập thể, củng cố, nâng cấp, thành lập mới các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP: Triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã; nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức và sản xuất kinh doanh”.

Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Báo Đồng Khởi)

Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Báo Đồng Khởi)

Dừa uống nước thương hiệu Coco Smile trưng bày tại Hội chợ sản phẩm OCOP Bến Tre ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Báo Đồng Khởi)

Dừa uống nước thương hiệu Coco Smile trưng bày tại Hội chợ sản phẩm OCOP Bến Tre ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Báo Đồng Khởi)

Nhờ tập trung nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, sản phẩm OCOP của Bến Tre đến nay đã vươn xa hơn ra thị trường trong nước, kết nối được với nhiều đơn vị tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm nông sản địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sự nỗ lực, đồng lòng của người dân và sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo địa phương và các cơ quan chuyên môn trong thời gian tới sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng để tỉnh hoàn thành mục tiêu thực hiện Chương trình OCOP năm 2022 và những năm tiếp theo. 

Tổ chức thực hiện: Quốc Việt
Nội dung: Văn Phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bến Tre
Ảnh: Báo Đồng Khởi; Văn Phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bến Tre; TTXVN
Trình bày: Phùng Trang