Độc đáo nghề rèn của người Mông

Với tập quán canh tác ở vùng rừng núi, cần những nông cụ đặc biệt, từ bao đời nay, người Mông đã có nghề rèn thủ công độc đáo. Sản phẩm rèn gồm: dao, rìu, thuổng, cuốc, phụ tùng…, giờ đã trở nên những sản phẩm thủ công nổi tiếng trong và ngoài nước.

Quy trình rèn cần có hai người, thợ phụ kéo bễ để than trong lò cháy đều và một thợ rèn chính.
Quy trình rèn cần có hai người, thợ phụ kéo bễ để than trong lò cháy đều và một thợ rèn chính.

Các thợ rèn người Mông thường không chuyên, khi nhận làm sản phẩm, họ sẽ nghỉ việc nương rẫy để chú tâm vào công việc rèn. Nếu khách hàng trai trẻ, khỏe mạnh, có thể tham gia như thợ phụ làm các công đoạn kéo bễ, quai búa tạ… để không phải trả tiền công thợ và cũng là dịp để học hỏi nghề rèn. Cũng như nhiều dân tộc khác, thợ rèn Mông dùng than củi để đốt lò, dùng bễ thụt để thổi lửa. Công cụ sản xuất chủ yếu ngoài cái bễ thụt còn có đe, búa các cỡ, kìm. Nông cụ được rèn từ thép tốt nên rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn sắc bén. Người Mông rất coi trọng đồ dùng của mình và xem đó như những đồ vật có linh hồn.

Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 1
Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 2
Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 3
Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 4

Các công đoạn đều được thực hiện thủ công, từ khâu cắt sắt, kéo bễ, quai búa, làm tay cầm…

Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 5

Cán dao phải bảo đảm dùng lâu không bị mọt, không bị gãy, dẻo không giòn… Chuôi dao được nung nóng rồi mới tra vào cán.

Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 6

Ống bễ rèn cấu tạo như một cái bơm xe đạp khổng lồ nằm ngang, bơm gió để than trong lò cháy đều cung cấp nhiệt cho quá trình rèn.

Độc đáo nghề rèn của người Mông ảnh 7

Dao Mông nổi tiếng với độ bền và sắc. (Trong ảnh: Du khách Nhật Bản thử độ sắc của dao bằng việc cắt đôi tờ giấy ăn).