Sức mua giảm, thị trường Tết kém sôi động

Không còn cảnh hối hả mua sắm, năm nay, sức mua của người tiêu dùng sụt giảm rõ rệt, thị trường ảm đạm dù Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề. Bất chấp việc doanh nghiệp cố gắng giữ giá bán và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi.

Sức mua sắm Tết so năm ngoái giảm rõ rệt. Ảnh: KHIẾU MINH
Sức mua sắm Tết so năm ngoái giảm rõ rệt. Ảnh: KHIẾU MINH

“Cắn răng” giữ giá

Hội chợ Xuân Nhâm Dần năm 2022 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức có tới 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm đến từ gần 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại đây, các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín được kiểm soát an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngoài ra, còn có các sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chứng nhận OCOP. Song, lượng khách tham gia mua sắm cũng rất thưa thớt.

Bà Dương Thị Huệ, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm và nông sản sạch Sóc Sơn (Hà Nội), đơn vị 14 năm tham gia bán hàng tại hội chợ này cho biết, lượng khách năm nay còn “tệ” hơn năm ngoái. Theo bà, lượng khách ước tính giảm tới 50%. “Năm nay, thu nhập của người dân bị sụt giảm do tác động của dịch Covid-19, chúng tôi đã cân đối trừ tất cả chi phí, kể cả lợi nhuận để giảm giá bán cho người tiêu dùng”, bà Huệ nói và cho rằng, dù đã rất cố gắng thu hút khách nhưng đến nay lượng người mua sắm chưa nhiều. “Nếu cứ đà này, nhiều doanh nghiệp cung ứng thực phẩm cũng sẽ mất Tết”.

Không chỉ ở hội chợ, mà các hệ thống siêu thị cũng ghi nhận tình trạng ảm đạm này, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam Vinanutrifood Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, dù đã đến gần ngày Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), nhưng sức mua giảm nhiều so với mọi năm, người mua lác đác, lượng mua cũng giảm nhiều. Theo bà Hằng, hiện nay hệ thống siêu thị Nutri Mart của Vinanutrifood có gần 1.000 siêu thị trên toàn quốc, hàng hóa đã chuẩn bị đầy đủ, đa dạng để phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn không có gì biến động so với ngày thường. Đặc biệt, những sản phẩm giỏ quà tặng, thường được mua nhiều những ngày đầu tháng Chạp, dường như cũng ảm đạm trong mùa Tết năm nay.

Bà Hằng bày tỏ, diễn biến hiện nay khiến cho hệ thống phải chịu thiệt hại nặng nề khi đang “cắn răng” giữ giá cho khách hàng, bởi giá đầu vào tăng mạnh tới 20-30%, nhưng giá bán ra vẫn phải giữ nguyên. “Chúng tôi nhận định năm nay sức mua chung trên thị trường sẽ giảm, không có sự cạnh tranh nên không thể tăng giá”, bà Hằng nói và bày tỏ: Nếu đến sát ngày lượng mua hàng không tăng, sẽ cho nhân viên nghỉ Tết sớm bởi chi phí vận hành ngày lễ rất đắt đỏ, và nhiều khả năng sẽ lùi ngày “mở bát” sang tới mồng 4, hoặc mồng 5 Tết, thay vì vẫn phục vụ thông cả Tết như mọi năm.

Tương tự, tại siêu thị BigC Thăng Long (Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy), lượng người mua thưa thớt, không còn cảnh xếp hàng dài chờ thanh toán thường thấy như trước đây. Một nhân viên quầy hàng cho biết, lượng khách mua hàng không đông như hằng năm, phần lớn họ chỉ đi cá nhân hoặc vài người, thay vì đi theo nhóm, hoặc gia đình để du xuân dịp này.

“Khách hàng chủ yếu mua hàng thiết yếu và hạn chế mua những mặt hàng khác. Ngoài ra, khách ngoại tỉnh cũng về quê nhiều, sinh viên, học sinh nghỉ học. Trong khi, nhiều gia đình không cho con trẻ đi cùng. Chính vì thế nhiều gian hàng rất ế ẩm. Dù sắp Tết nhưng tình hình vẫn không lạc quan”, vị nhân viên cho biết.

Còn Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+ (Hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng thuộc Tập đoàn Masan Group) Tạ Thị Minh Hợp cho biết, những ngày gần đây, dù lượng khách đã tăng cao hơn nhưng nhịp mua sắm nhìn chung vẫn còn chậm so các năm trước. Dự báo, năm nay người tiêu dùng sẽ dồn lực mua sắm vào một - hai tuần sát Tết. Do đó, WinMart/WinMart+ đã chủ động điều chỉnh kế hoạch phân bổ hàng hóa, bảo đảm lượng hàng đưa ra luôn đầy ắp quầy kệ, giá cả ổn định để phục vụ người tiêu dùng.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.789.500 tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước. Trong ngắn hạn, sức mua vào dịp Tết Nguyên đán có thể giảm 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sức mua giảm, thị trường Tết kém sôi động -0
Nhiều cửa hàng đã chuẩn bị lượng hàng hóa phong phú phục vụ Tết. Ảnh: K.MINH

Người tiêu dùng “ngại” mua

Thực tế, dù các doanh nghiệp đã cố gắng chia sẻ lợi nhuận, nhằm giữ giá thành ổn định, kích cầu mua sắm dịp cuối năm, tuy nhiên, rất nhiều người khi được hỏi về mua sắm Tết đều chia sẻ, đến thời điểm này vẫn chưa nghĩ đến. Nguyên nhân chính là do thu nhập giảm do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Anh Tuấn Anh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, bình thường thu nhập của cả nhà khoảng gần 60 triệu mỗi tháng. Thế nhưng, hơn một năm nay, ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập của vợ anh không còn do phải nghỉ việc tại một công ty dược. Còn lương của anh cũng bị cắt giảm 50%. Cả nhà 5 người chỉ trông chờ vào khoản lương khoảng 10 triệu đồng, khoản tiết kiệm cũng không còn khi phải trang trải thêm suốt một năm qua. Do đó, việc mua sắm Tết đối với anh hiện nay cũng không quan trọng. Dự kiến, chỉ mua những mặt hàng thiết yếu, dành số tiền sắm Tết dự phòng cho những chi tiêu bất thường.

Tương tự, chị Nguyễn Doan (Hoàng Cầu, Hà Nội), một giáo viên trường mầm non tư thục đã mất việc cho biết, Tết năm nay chỉ mua những mặt hàng thật sự cần thiết. Theo chị Doan, cả năm qua ở nhà không có thu nhập. “Trước đây, xông xênh mua sắm Tết là nhờ có khoản thưởng Tết, nhưng nay “cả lương cả  bổng” cũng không còn nên phải chi tiêu chắt bóp bởi không có khoản tiết kiệm nào”, chị Doan nói.

Trên đây chỉ là những thí dụ điển hình cho sự thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt, trong số hàng triệu lao động cùng cảnh ngộ do mất việc thời gian qua. Khảo sát mới nhất của YouGov (công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế) cũng cho thấy đại dịch đã làm thay đổi bức tranh tài chính cá nhân tại Việt Nam. Năm nay, người tiêu dùng thận trọng hơn về thói quen tiêu dùng ngắn hạn cũng như các kế hoạch tài chính dài hạn của họ.

Theo đó, gần một nửa hộ gia đình đã bị giảm thu nhập vào năm 2021. 28% người tiêu dùng Việt Nam tăng mức tiết kiệm và giảm chi tiêu cho các khoản tiêu dùng không thiết yếu trong thời gian xảy ra đại dịch. Đáng chú ý, hơn 53% người tiêu dùng Việt cắt giảm các khoản không thiết yếu trong sáu tháng qua. Trong khi đó, 80% dự định tiếp tục cắt giảm trong tương lai…

“Cắn răng” giữ giá

Hội chợ Xuân Nhâm Dần năm 2022 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức có tới 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm đến từ gần 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại đây, các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín được kiểm soát an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngoài ra, còn có các sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chứng nhận OCOP. Song, lượng khách tham gia mua sắm cũng rất thưa thớt.

Bà Dương Thị Huệ, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm và nông sản sạch Sóc Sơn (Hà Nội), đơn vị 14 năm tham gia bán hàng tại hội chợ này cho biết, lượng khách năm nay còn “tệ” hơn năm ngoái. Theo bà, lượng khách ước tính giảm tới 50%. “Năm nay, thu nhập của người dân bị sụt giảm do tác động của dịch Covid-19, chúng tôi đã cân đối trừ tất cả chi phí, kể cả lợi nhuận để giảm giá bán cho người tiêu dùng”, bà Huệ nói và cho rằng, dù đã rất cố gắng thu hút khách nhưng đến nay lượng người mua sắm chưa nhiều. “Nếu cứ đà này, nhiều doanh nghiệp cung ứng thực phẩm cũng sẽ mất Tết”.

Không chỉ ở hội chợ, mà các hệ thống siêu thị cũng ghi nhận tình trạng ảm đạm này, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam Vinanutrifood Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, dù đã đến gần ngày Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), nhưng sức mua giảm nhiều so với mọi năm, người mua lác đác, lượng mua cũng giảm nhiều. Theo bà Hằng, hiện nay hệ thống siêu thị Nutri Mart của Vinanutrifood có gần 1.000 siêu thị trên toàn quốc, hàng hóa đã chuẩn bị đầy đủ, đa dạng để phục vụ nhu cầu Tết của nhân dân, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn không có gì biến động so với ngày thường. Đặc biệt, những sản phẩm giỏ quà tặng, thường được mua nhiều những ngày đầu tháng Chạp, dường như cũng ảm đạm trong mùa Tết năm nay.

Bà Hằng bày tỏ, diễn biến hiện nay khiến cho hệ thống phải chịu thiệt hại nặng nề khi đang “cắn răng” giữ giá cho khách hàng, bởi giá đầu vào tăng mạnh tới 20-30%, nhưng giá bán ra vẫn phải giữ nguyên. “Chúng tôi nhận định năm nay sức mua chung trên thị trường sẽ giảm, không có sự cạnh tranh nên không thể tăng giá”, bà Hằng nói và bày tỏ: Nếu đến sát ngày lượng mua hàng không tăng, sẽ cho nhân viên nghỉ Tết sớm bởi chi phí vận hành ngày lễ rất đắt đỏ, và nhiều khả năng sẽ lùi ngày “mở bát” sang tới mồng 4, hoặc mồng 5 Tết, thay vì vẫn phục vụ thông cả Tết như mọi năm.

Tương tự, tại siêu thị BigC Thăng Long (Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy), lượng người mua thưa thớt, không còn cảnh xếp hàng dài chờ thanh toán thường thấy như trước đây. Một nhân viên quầy hàng cho biết, lượng khách mua hàng không đông như hằng năm, phần lớn họ chỉ đi cá nhân hoặc vài người, thay vì đi theo nhóm, hoặc gia đình để du xuân dịp này.

“Khách hàng chủ yếu mua hàng thiết yếu và hạn chế mua những mặt hàng khác. Ngoài ra, khách ngoại tỉnh cũng về quê nhiều, sinh viên, học sinh nghỉ học. Trong khi, nhiều gia đình không cho con trẻ đi cùng. Chính vì thế nhiều gian hàng rất ế ẩm. Dù sắp Tết nhưng tình hình vẫn không lạc quan”, vị nhân viên cho biết.

Còn Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+ (Hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng thuộc Tập đoàn Masan Group) Tạ Thị Minh Hợp cho biết, những ngày gần đây, dù lượng khách đã tăng cao hơn nhưng nhịp mua sắm nhìn chung vẫn còn chậm so các năm trước. Dự báo, năm nay người tiêu dùng sẽ dồn lực mua sắm vào một - hai tuần sát Tết. Do đó, WinMart/WinMart+ đã chủ động điều chỉnh kế hoạch phân bổ hàng hóa, bảo đảm lượng hàng đưa ra luôn đầy ắp quầy kệ, giá cả ổn định để phục vụ người tiêu dùng.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.789.500 tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước. Trong ngắn hạn, sức mua vào dịp Tết Nguyên đán có thể giảm 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người tiêu dùng “ngại” mua

Thực tế, dù các doanh nghiệp đã cố gắng chia sẻ lợi nhuận, nhằm giữ giá thành ổn định, kích cầu mua sắm dịp cuối năm, tuy nhiên, rất nhiều người khi được hỏi về mua sắm Tết đều chia sẻ, đến thời điểm này vẫn chưa nghĩ đến. Nguyên nhân chính là do thu nhập giảm do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Anh Tuấn Anh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, bình thường thu nhập của cả nhà khoảng gần 60 triệu mỗi tháng. Thế nhưng, hơn một năm nay, ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập của vợ anh không còn do phải nghỉ việc tại một công ty dược. Còn lương của anh cũng bị cắt giảm 50%. Cả nhà 5 người chỉ trông chờ vào khoản lương khoảng 10 triệu đồng, khoản tiết kiệm cũng không còn khi phải trang trải thêm suốt một năm qua. Do đó, việc mua sắm Tết đối với anh hiện nay cũng không quan trọng. Dự kiến, chỉ mua những mặt hàng thiết yếu, dành số tiền sắm Tết dự phòng cho những chi tiêu bất thường.

Tương tự, chị Nguyễn Doan (Hoàng Cầu, Hà Nội), một giáo viên trường mầm non tư thục đã mất việc cho biết, Tết năm nay chỉ mua những mặt hàng thật sự cần thiết. Theo chị Doan, cả năm qua ở nhà không có thu nhập. “Trước đây, xông xênh mua sắm Tết là nhờ có khoản thưởng Tết, nhưng nay “cả lương cả  bổng” cũng không còn nên phải chi tiêu chắt bóp bởi không có khoản tiết kiệm nào”, chị Doan nói.

Trên đây chỉ là những thí dụ điển hình cho sự thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt, trong số hàng triệu lao động cùng cảnh ngộ do mất việc thời gian qua. Khảo sát mới nhất của YouGov (công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế) cũng cho thấy đại dịch đã làm thay đổi bức tranh tài chính cá nhân tại Việt Nam. Năm nay, người tiêu dùng thận trọng hơn về thói quen tiêu dùng ngắn hạn cũng như các kế hoạch tài chính dài hạn của họ.

Theo đó, gần một nửa hộ gia đình đã bị giảm thu nhập vào năm 2021. 28% người tiêu dùng Việt Nam tăng mức tiết kiệm và giảm chi tiêu cho các khoản tiêu dùng không thiết yếu trong thời gian xảy ra đại dịch. Đáng chú ý, hơn 53% người tiêu dùng Việt cắt giảm các khoản không thiết yếu trong sáu tháng qua. Trong khi đó, 80% dự định tiếp tục cắt giảm trong tương lai…

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thực tế năm qua xuất khẩu tăng tốt, đầu tư công khởi sắc, nhưng GDP vẫn không tăng do chi tiêu dùng giảm mạnh quá. Thế nên, chiến lược cho năm 2022 là phải kích cầu, tăng chi tiêu, tăng mua sắm mới phục hồi tăng trưởng cho GDP được.

Do đó, cần thực hiện hai giải pháp, đó là: Về phía Chính phủ, tháo gỡ hết mức cho chi đầu tư công tăng, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp bán hàng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Thu nhập tăng thì sức mua tự khắc sẽ tăng.

Thứ hai là đẩy mạnh cải cách hành chính cho doanh nghiệp, giảm bớt các điều kiện khó khăn trong vay vốn tái đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh bằng các chính sách tài khóa, giảm lãi vay, nới hạn mức, đơn giản các thủ tục buộc thế chấp mới vay được vốn...