Cảnh giác đuối nước ở trẻ

Sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, nhiều gia đình có xu hướng đi du lịch biển hay cho trẻ tắm hồ bơi, nghịch nước. Để đề phòng trẻ bị tai nạn do đuối nước, việc sơ cứu đuối nước ban đầu kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.

Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân đuối nước ở Quảng Ninh. Nguồn: baogiaothong.vn
Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân đuối nước ở Quảng Ninh. Nguồn: baogiaothong.vn

- Nếu trẻ hôn mê: hồi sức hà hơi thổi ngạt khi còn dưới nước, sau vài nhịp trẻ sẽ đáp ứng, sau đó nhanh chóng đem lên bờ. Nếu trẻ mê nhưng còn thở (lồng ngực còn di động): đặt tư thế nằm nghiêng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Nếu trẻ ngưng thở (lồng ngực bất động): thực hiện hồi sức tim phổi (ấn tim, hà hơi thổi ngạt), gọi cấp cứu hỗ trợ.

- Nếu trẻ tỉnh: mang lên bờ, đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

- Không dốc ngược nạn nhân, gọi là xốc nước vì lượng nước hít phải vào phổi khi đuối nước thật sự không nhiều, hành động này làm mất thời gian quý giá để cấp cứu nạn nhân. Không hơ lửa hay đặt nạn nhân nằm đầu thấp để nước chảy ra.

- Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi tắm biển, ao, hồ; đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà. Đề phòng những nơi nguy hiểm có thể xảy ra đuối nước ngay tại nhà như té vào trong bồn, chum vại, rãnh nước…